HỘI THẢO KHOA HỌC "DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI – THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG"

15:43, 13/07/2023
1153
0

Nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi học thuật cho các giảng viên, các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh, với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo gắn với sư mệnh của Nhà trường, ngày 07/7/2023, được sự cho phép của Ban giám đốc Nhà trường theo Quyết định số 13/KH-CSII-KNN, Khoa Ngoại ngữ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Dạy và học tiếng Anh trong thời đại mới - Thực trạng và Xu hướng”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Hoa tâm, Phó Giám đốc cơ sở 2 nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề hội thảo, đây là một diễn đàn chuyên môn sâu rộng kết nối và chia sẻ kết quả nghiên cứu cũng như góc nhìn đa dạng trong đào tạo tiếng Anh giữa các nhà khoa học, giảng viên, các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, trao đổi và thảo luận về các vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, áp dụng phương pháp học tập hiện đại, khai thác tiềm năng của mạng xã hội và những xu hướng mới trong giáo dục tiếng Anh.

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Phó Giám đốc Cơ sở 2 phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà PTK, Phụ trách Khoa Ngoại ngữ nhấn mạnh mục tiêu nâng cao năng lực và chất lượng dạy và học tiếng Anh theo xu hướng học tập tiến bộ, hiện đại nhờ những thay đổi của công nghệ thông tin, các nền tảng mạng xã hội. Từ những thay đổi này, khoa Ngoại ngữ từng bước góp phần xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội nói chung và nhu cầu của các nhà tuyển dụng nói riêng.

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, PTK, Phụ trách Khoa trình bày đề dẫn khai mạc hội thảo

Mở đầu Hội thảo, ThS. Nguyễn Dục Anh - Khoa CTXH- Trường ĐH LĐXH-CSII, trình bày tham luận về “Cảm xúc trong học tập của sinh viên khi tham gia các học phần Anh văn tổng quát”. Tác giả nhấn mạnh hai loại cảm xúc, đó là cảm xúc dương tính và cảm xúc âm tính có ảnh hưởng đến việc học Anh văn tổng quát, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy những cảm xúc dương tính có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập bộ môn Anh văn tổng quát, chẳng hạn như: Tăng cường các hoạt động sinh hoạt trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng và phát động phong trào thi đua.

ThS. Nguyễn Dục Anh trình bày tham luận

Bài tham luận thứ 2 của sinh viên Nguyễn Thị Huyền & Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Sinh viên Khoa CTXH, Trường Đại học Lao động – Xã hội CSII, trình bày “Học Tiếng Anh online trong giai đoạn hiện nay”. Nghiên cứu tập trung vào những ưu điểm cũng như những hạn chế khi học tiếng Anh online, qua đó đề xuất một số khuyến nghị như: Cần đầu tư nâng cấp các trang thiết bị dạy học hiện đại và đường truyền tốc độ cao; Nâng cao trình độ chuyên môn thêm cho giảng viên, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ để giảng viên đáp ứng được các phương pháp giảng dạy online; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho sinh viên.

Sinh viên Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Huyền trình bày tham luận.

Tham luận thứ ba được Ban tổ chức lựa chọn để trình bày trong hội thảo là nghiên cứu của TS. Đặng nguyên Giang với chủ đề: “Phương pháp nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu dạy và học tiếng Anh” nhằm giúp học viên cao học, nghiên cứu sinh và những giảng viên giảng dạy môn tiếng Anh hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu trường hợp, và ứng dụng phương pháp nghiên cứu này một cách phù hợp vào các công trình nghiên cứu dạy và học tiếng Anh cụ thể.

Sau khi lắng nghe các phần tham luận của các tác giả, khách mời, lãnh đạo các đơn vị, giảng viên và sinh viên đã tiến hành thảo luận, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các vấn đề đặt ra xung quanh các tham luận đã trình bày.

Bà Hanah Nguyễn, Tổng Đại diện Nhà xuất bản ĐH Oxford Việt Nam

Ông Trần Trọng Minh, P. Tổng Giám đốc Công ty Xuất Nhập và Phát triển Văn hoá (CIDIMEX)

TS. Lê Thị Nhung, Trưởng P. Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học LĐ-XH(CSII)

Sinh viên chia sẻ tại hội thảo

Các đại biểu, khách mời, giảng viên và sinh viên chụp hình lưu niệm tại hội thảo

Phát biểu tổng kết hội thảo, ThS.Nguyễn Thị Thu Hà, PTK, Phụ trách Khoa Ngoại ngữ trường ĐH LĐXH, Cơ sở 2 ghi nhận các ý kiến đóng góp, thảo luận của các đại biểu tham dự đã làm rõ nhiều vấn đề gắn với thực trạng dạy và học tiếng Anh, đồng thời tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ phía lãnh đạo nhà trường về chủ trương, chính sách cũng như định hướng trong việc không ngừng nâng cao đổi mới dạy và học tiếng Anh trong thời gian tới.

Ban tổ chức Hội thảo trân trọng cảm ơn đến Ban Giám đốc CSII Trường Đại học Lao động – Xã hội đã quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa Công tác xã hội tổ chức Hội thảo này. Đồng thời, Ban tổ chức cũng trân trọng cảm ơn các tác giả đã quan tâm gửi bài viết, tham dự và chia sẻ ý kiến góp phần không nhỏ vào sự thành công của hội thảo.

Người viết : Nguyễn Thị Thiên Phương - Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII)
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline