1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ
Tiền thân là Bộ môn Mác – Lênin được thành lập theo quyết định số 540/ QĐ – LĐTBXH ngày 04/07/2007. Qua quá trình phát triển của trường đến năm 2011, bộ môn Mác – Lênin chuyển thành khoa Lý luận Chính trị theo quyết định số 213/QĐ – ĐHLĐXH ngày 08/03/2011 trực thuộc trường ĐH Lao động – Xã hội CSII.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Căn cứ vào kế hoạch của Nhà trường, xây dựng và triển khai kế hoạch của Khoa trong từng học kỳ và cả năm học. Phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên và nhân viên trong đơn vị phù hợp với trình độ, năng lực, chuyên ngành đào tạo của từng người, đảm bảo mặt bằng lao động chung;
- Giảng dạy các môn Lý luận chính trị cho các hệ đào tạo của trường.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào công tác đào tạo. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, các hội thảo khoa học.
- Tham mưu cho Nhà trường về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra... của giảng viên, sinh viên. Xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, thay đổi các văn bản pháp quy của Trường cho phù hợp với tình hình thực tế. Quản lý toàn diện và đánh giá chất lượng, xếp loại thi đua các giảng viên của Khoa.
3. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, GIẢNG VIÊN
3.1 Hội đồng khoa học
Hội đồng khoa học của Khoa là tổ chức tư vấn giúp Trưởng khoa trong việc tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học trong Khoa
Danh sách hội đồng khoa học
1 |
Huỳnh Thị Phương Trang |
Chủ tịch |
2 |
Hoàng Thị Thu Huyền |
Thư ký |
3 |
Nguyễn Đình Phong |
Thành viên |
4 |
Nguyễn Thị Hương |
Thành viên |
5 |
Nguyễn Ngọc Diệp |
Thành viên |
6 |
Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Thành viên |
7 |
Trần Bá Hiệp |
Thành viên |
3.2 Giảng viên
Khoa Lý luận chính trị hiện có 07 giảng viên cơ hữu, trong đó có 02 Nam, 05 Nữ. Tất cả giảng viên của Khoa đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên ( 01 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ). Các giảng viên đều tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn tốt, đảm bào hoàn thành các công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học; có quan điểm chính trị đúng đắn,vững vàng; trung thành với Tổ quốc với chế độ XHCN; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt.
Danh sách giảng viên Khoa Lý luận chính trị
1 |
Phó Phụ trách khoa: TS. Huỳnh Thị Phương Trang Chuyên ngành Triết học Phụ trách chung; phụ trách khoa học- đào tạo SĐT: 0919270109 Email: tranghtp@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
2 |
P.Trưởng BM Những nguyên lý cơ bản của CN. Mác - Lênin ThS. Hoàng Thị Thu Huyền Chuyên ngành Triết học Phụ trách bộ môn SĐT: 0989692085 Email: huyenhtt@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
3 |
P.Trưởng BM Đường lối CM của ĐCSVN ThS. Nguyễn Thị Hương Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Phụ trách bộ môn SĐT: 0909499454 Email: huongnt@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
4 |
Giảng viên ThS. Nguyễn Đình Phong Chuyên ngành Triết học SĐT:0902522546 Email: phongnd@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
5 |
Giảng viên ThS. Nguyễn Ngọc Diệp Chuyên ngành Kinh tế SĐT:0908494753 Email: diepnn@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
6 |
Giảng viên ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học SĐT: 0907290876 Email: ngocntb@ldxh.edu.vn Các học phần phụ trách:
|
|
7 |
Giảng viên ThS. Trần Bá Hiệp Chuyên ngành: Chính trị học SĐT: 0988949762 Email: hieptb@gmail.com Các học phần phụ trách:
|
|
4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khoa Lý luận Chính trị đang đảm nhiệm giảng dạy các môn học:
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
6. Logic học
5.THÔNG BÁO
6. TIN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
6.1 Hội thảo chuyên đề
Hàng năm Khoa thường xuyên đăng ký và tổ chức nhiều hội thảo khoa học với chủ đề phong phú để các giảng viên trao đổi, học hỏi, cập nhật những kiến thức mới áp dụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần do Khoa đảm nhận như:
- Năm 2015: Đổi mới phương pháp giảng dạy Nâng cao chất lượng dạy và học Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Năm 2016: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Năm 2017: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền luật phòng, chống tham nhũng vào trường đại học.
- Năm 2018: Triết học Mác - Lênin với cuộc sống
- Năm 2018: Tuyên truyền luật phòng, chống tham nhũng vào trường đại học - Thực trạng và giải pháp
6.2 Đề tài nghiên cứu khoa học
- Tham gia 02 đề tài cấp Bộ: “Vấn đề lao động nhập cư vào một số thành phố lớn ở Việt Nam – thực trạng và một số vấn đề đặt ra” (2012), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Đồng bằng sông Cửu Long.” (2013)
- Các giảng viên trong Khoa tích cực đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học như:
+ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người vào việc giáo dục đạo đức sinh viên trường đại học Lao động – Xã hội (CSII) (2012)
+ Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – lenein thông qua việc sử dụng mô hình hóa. (2013)
+ Mô hình hóa nội dung môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (2015)
+ Đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ ( 2015)
+ Tôn giáo do cư dân Nam bộ sáng lập ở Đồng bằng sông Cửu Long – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (2017)
+ Dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (2018)
7. THÔNG TIN CHI BỘ, CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN THANH NIÊN
- Chi bộ: Hàng năm chi bộ Lý luận chính trị luôn đạt danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Công đoàn: Công đoàn viên Khoa Lý luận chính trị tham gia tích cực vào các hoạt động do Công đoàn Trường tổ chức, và đạt nhiều giải cao như: giải nhất cắm hoa, giải ba nấu ăn, giải ba hát đơn ca và giải nhất hát song ca,...
- Đoàn thanh niên: Cố vấn chuyên môn cho đoàn thanh niên tham gia cuộc thi “Ánh sáng thời đại” “Tầm nhìn xuyên thế kỹ” do Thành đoàn tổ chức đạt được những thành tích cao. Giải nhất, nhì (Đối với Giảng viên), Giải khuyến khích (đối với sinh viên)
8. HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN