NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ: (thuộc đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre) “Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre”

10:54, 08/08/2019
57256
0

Ngày 05/8/2019, tại Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội đã tổ chức nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài “Nghiên cứu hệ thống giải pháp để xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre (thuộc đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre) do TS. Đỗ Thị Hoa Liên làm chủ nhiệm.

1_4

ThS. Lê Thị Nhung – Thư ký Hội đồng công bố Quyết định thành lập Hội đồng

Sau khi Thư ký công bố Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu và giới thiệu đại biểu tham dự, TS. Phạm Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng cùng toàn thể đại biểu và nhóm nghiên cứu đã lắng nghe phần trình bày tóm tắt kết quả của nhóm nghiên cứu.

2_4

TS. Đỗ Thị Hoa Liên trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài tập trung chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra, khảo sát 740 thanh niên trên địa bàn tỉnh, phỏng vấn với 100 cán bộ quản lý ở Bến Tre, và khảo sát 30 mô hình khởi nghiệp; đề tài tiến hành phân tích kinh nghiệm trong nước và quốc tế và đề xuất bài học kinh nghiệm cho xây dựng và thực hiện hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên Bến tre. Đề tài tiến hành phân tích thực trạng khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp của thanh niên Bến Tre theo các thành phần của hệ sinh thái và đánh giá bằng các phương pháp khác nhau về hệ sinh thái khởi nghiệp hiện tại của thanh niên tỉnh Bến Tre; xác định được các giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Bến Tre.

3_4

Hội đồng nghiệm thu đề tài lắng nghe phần trình bày của tác giả

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách địa phương biết được nguyên nhân, cơ chế dẫn đến việc khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên để có các giải pháp chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp nhằm tạo việc làm, phát triển hệ thống kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu khoa học, trong đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học ở các chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh.

Người viết : ThS. Nguyễn Thị Thảo
Danh Mục
Hotline