NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ:“Dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”

15:43, 24/05/2019
6502
0

Ngày 23/5/2019, tại Cơ sở II Trường Đại học Lao động - Xã hội đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Cơ sở: “Dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễndo TS. Huỳnh Thị Phương Trang làm chủ nhiệm, ThS. Nguyễn Thị Hương, ThS. Hoàng Thị Thu Huyền, ThS-GCV. Tạ Trần Trọng, CVC. Lê Xuân Cường làm thành viên. Sau khi Thư ký công bố Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu và giới thiệu đại biểu tham dự, TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng cùng toàn thể đại biểu và nhóm nghiên cứu đã lắng nghe phần trình bày tóm tắt kết quả của nhóm nghiên cứu.

2_1

TS. Huỳnh Thị Phương Trang trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu

Các tỉnh phía Nam là một địa bàn dân cư đa dân tộc - một địa bàn chiến lược trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng. Trong lịch sử cũng như trong hiện tại, trên địa bàn các tỉnh phía Nam mối quan hệ giữa các dân tộc, cũng như vấn đề biên giới là những vấn đề nhạy cảm và cực kỳ hệ trọng, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiên nay, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề dân tộc thiểu số ở các tính phía Nam để góp thêm những cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách dân tộc đúng đắn, phù hợp với thực tiễn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Hơn nữa, nhiều năm nay trường đại học Lao động Xã hội (cơ sở II) đã mở rộng qui mô đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho nhiều địa phương thuộc khu vực phía Nam. Nên việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn về dân tộc thiểu số  của các địa phương để có thêm những cơ sở khoa học cho giảng viên cập nhật vào bài giảng là việc làm cần thiết và hữu ích.

3_1

Hội đồng nghiệm thu chụp hình lưu niệm cùng nhóm tác giả

     Đề tài đã nêu được quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; hệ thống hoá được các chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương về dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam hiện nay theo từng nhóm vấn đề khá chi tiết, đầy đủ và khoa học; trình bày quá trình hình thành dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam, với những số liệu rõ ràng, thuyết phục. Nêu được đặc điểm kinh tế - chính trị, văn hoá – xã hội của dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và Tây Nam bộ.

Kết quả nghiên cứu đề tài “Dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu được một số khuyến nghị mang tính giải pháp phát triển phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của từng vùng dân tộc ở các tỉnh phía Nam hiện nay. Những vấn đề đề xuất có tính khả thi với tình hình thực tiễn dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trong thời gian qua và tương lai sắp tới. Các thông tin, mô hình, cách thức thực hiện thu hút nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ý nghĩa cho đội ngũ các giảng viên chuyên môn, các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực hoạch định chính sách xã hội, từng bước tham gia đồng hành với nhà nước  trong việc giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay của Việt Nam, góp phần ổn định đời sống xã hội Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam./.

 

Người viết : ThS. Nguyễn Thị Thảo
Ý kiến bạn đọc
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline