HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

17:20, 11/05/2019
14935
0
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

 Sáng ngày 09/5/2019 Trường Đại học Lao động Xã hội CSII tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam”.

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động

 và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

          Sáng ngày 09/5/2019 Trường Đại học Lao động Xã hội CSII tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam”.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phước Minh Hiệp – Vụ Trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Tạp chí Cộng sản khu vực phía Nam; PGS.TS Doãn Hồng Nhung – Giảng viên cao cấp, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Hoàng Thanh Xuân –Trường ĐH Công đoàn; PGS. TS Bành Quốc Tuấn – Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM; PGS.TS Hồ Xuân Thắng, Trường ĐH Ngân Hàng; TS. Khuất Thị Thu Hiền, Trường ĐH Lao động- Xã hội; TS. Nguyễn Xuân Hướng, Trưởng phòng Khoa học, Trường ĐH Lao động- Xã hội; TS. Phạm Ngọc Đỉnh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và sự hiện diện của các lãnh đạo, nhà quản lý, Quý đại biểu đại diện Văn phòng Bộ LĐTB&XH Khu vực phía Nam, các Sở, Liên đoàn lao động, Hiệp hội Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Tp.HCM, các trường đại học, học viện, viện, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các cơ quan Báo chí và truyền thông đến dự và đưa tin về hội thảo.

1

TS. Phạm Ngọc Thành, Bí thư Đảng ủy bộ phận, Giám đốc cơ sở II, 

Trường Đại học Lao động - Xã hội phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.  Phạm Ngọc Thành, Bí thư Đảng ủy bộ phận - Giám đốc cơ sở II, Trường Đại học Lao động - Xã hội đánh giá cao những đóng góp tích cực của doanh nghiệp FDI vào sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Đồng thời, khẳng định chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ Việt Nam đến năm 2030 chỉ tiếp nhận những đồng vốn FDI kèm theo cam kết bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ và sử dụng nhân lực trình độ cao. 

3

Toàn cảnh hội thảo

Đây là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thảo luận, làm rõ khó khăn thuận lợi, trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đến các doanh nghiệp FDI; đề xuất các giải pháp xây dựng quan hệ lao động, nâng cao chất lượng làm việc, tạo nền tảng phát triển đột phá cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. 

Hội thảo có 5 phiên thảo luận, bao gồm: Quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong kỷ nguyên 4.0; Nguồn nhân lực cho Quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI; Chất lượng việc làm tốt hơn trong doanh nghiệp FDI; Khung pháp lý cho quan hệ lao động và chất lượng việc làm trong doanh nghiệp FDI; Hướng đến Quan hệ lao động tốt hơn trong doanh nghiệp FDI.

2

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với đại biểu tham dự

Sau các phiên làm việc tích cực đã có 14 tham luận cùng rất nhiều ý kiến thảo luận chuyên sâu, đề xuất nhiều giải pháp xoay quanh về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, điều phối nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề hoàn thiện pháp luật liên quan đến người lao động tại Việt Nam; những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI và vai trò của tổ chức công đoàn; áp dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống quản lý xung đột hợp nhất nhằm hòa giải tranh chấp lao động; những vấn đề người lao động cần trang bị để có việc làm bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo khép lại mở ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình phát triển lực lượng lao động có chất lượng, nâng cao năng suất lao động, có cách tiếp cận mới trong quá trình xây dựng chính sách dựa trên hiểu biết về nền kinh tế truyền thống và phản ánh được xu hướng thay đổi khoa học công nghệ. Đồng thời, cần phải thúc đẩy chính sách tạo ra những vườn ươm công nghệ, khuyến khích khởi nghiệp. Quan trọng hơn cần thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo để Việt Nam có một nguồn nhân lực vừa có tinh thần khởi nghiệp, vừa có năng lực sáng tạo. Phải ứng dụng nhanh nhất những thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra để nâng cao đột suất, đột biến cho nền kinh tế đất nước…

6

TS. Phạm Ngọc Thành- Bí thư Đảng ủy bộ phận – GĐ CSII tặng hoa cho Nhà tài trợ

Một số hình ảnh khác trong hội thảo:

7

8

 

                           9                                                                 

10

11

22

Người viết : Nguyễn Thị Thảo
Ý kiến bạn đọc
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :  
Hotline